Đào, Phở và Piano vừa được Cục Điện ảnh và Bộ Văn hóa chọn là đại diện Việt Nam tham dự vòng sơ tuyển hạng mục Phim truyện quốc tế tại Oscar 2025 sau khi bộ phim giành số điểm cao nhất từ Hội đồng tuyển chọn.
Trước đó, Cục Điện ảnh đã nhận được thư mời của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ - AMPAS về việc gửi 1 phim truyện đại diện cho quốc gia Việt Nam tham dự vòng sơ tuyển giải Oscar cho hạng mục Phim truyện quốc tế lần thứ 97.
Cục Điện ảnh đã thông báo trên website của Cục về việc gửi phim đăng ký tuyển chọn phim Việt đi Oscar từ ngày 9/8/2024 và nhận được 4 phim đăng ký tham dự gồm: Đào, Phở và Piano, Cái giá của hạnh phúc, Lật mặt 7: Một điều ướcvà Mai.
Ngày 23/9/2024, Hội đồng tuyển chọn đã làm việc và chọn Đào, Phở và Piano đại diện cho Việt Nam đi Oscar 2025. Theo Quyết định số 2779/QĐ-BVHTTDL ngày 25/9/2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công ty Cổ phần Phim truyện I phối hợp với Cục Điện ảnh sẽ đăng ký phim tham dự, gửi tài liệu theo quy định và gửi các bản phim DCP, đĩa phim có phụ đề tiếng Anh cho BTC Oscar lần thứ 97 trước ngày 2/10/2024.
Đào, Phở và Pianora rạp dịp Tết Nguyên đán và ngay lập tức gây ra cơn sốt phòng vé nhiều tuần liền. Đây là bộ phim do Nhà nước đặt hàng ăn khách nhất trong lịch sử khi các rạp liên tục phải tăng suất chiếu, việc mua vé trong những ngày đầu chiếu thí điểm ở Trung tâm chiếu phim Quốc gia Hà Nội trở thành việc bất khả thi với nhiều người. Lần đầu tiên người ta chứng kiến cảnh khán giả, trong đó phần đông là khán giả trẻ xếp hàng dài để mua vé xem Đào, Phở và Piano.
Không chỉ gây sốt phòng vé, phim còn tham gia nhiều liên hoan phim và giải thưởng điện ảnh trong nước suốt thời gian qua và giành giải Bông sen Bạc tại Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 23 tổ chức ở Đà Lạt tháng 11/2023.
Đào, Phở và Piano do Phi Tiến Sơn viết kịch bản và đạo diễn. Phim khắc họa những khoảnh khắc dữ dội và hào hùng trong cuộc chiến đấu 60 ngày đêm của quân và dân Thủ đô Hà Nội (năm 1946 -1947), vào những ngày cuối cùng trước khi quân ta rút lên chiến khu Việt Bắc. Các chiến sĩ quyết tử của Trung đoàn Thủ đô đã chiến đấu với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”.
Đào, Phở và Pianođược đầu tư kinh phí 20 tỷ đồng và thu về 22 tỷ đồng doanh thu để nộp về ngân sách. Đây cũng là bộ phim đề tài lịch sử được làm từ ngân sách nhà nước có doanh thu cao nhất từ trước đến nay.
Một trích đoạn trong phim (Nguồn: Doãn Quốc Đam):
Con voi Vishwamali, có biệt danh là Mali, sống tại sở thú Manila (Philippines), thuộc giống voi châu Á. Nó sinh ra trong thiên nhiên hoang dã ở Sri Lanka.
Con voi chuyển từ Sri Lanka đến sở thú Manila năm 1981 khi nó được khoảng 3 tuổi. Con voi có nhiều kỷ niệm tuổi thơ với người dân địa phương khi họ đến thăm sở thú.
Mali từng được gọi là con voi cô đơn nhất thế giới. Lý do vì đây là con voi bị nuôi nhốt duy nhất ở Philippines, sống một mình trong nhiều thập kỷ tại sở thú.
Khi mới chuyển đến Manila, voi Mali đã chia sẻ không gian của mình với con voi khác tên là Shiba trong một thời gian ngắn. Shiba có tính lãnh thổ và hung hãn, đồng thời bắt nạt Mali ít tuổi và kích thước nhỏ hơn nhiều. Shiba qua đời năm 1990 và từ đó đến nay, Mali sống một mình.
Trải qua hơn 40 năm sống trong lồng nhốt, Mali không có ai để làm bạn. Bên trong chuồng bê tông có vài quả bóng hay một chiếc lốp xe làm đồ chơi. Người ta cũng cho nó một ít nước để nghịch. Trên chiếc tường bê tông là bức tranh vẽ phong cảnh cây cối.
Các nhân viên sở thú cho biết chế độ ăn của Mali gồm 150kg cỏ, rau và trái cây. Là con voi duy nhất của sở thú nên Mali được theo dõi 24 giờ/ngày và chăm sóc cẩn thận.
Trước đây, các tình nguyện viên chăm sóc động vật có kiến nghị về việc đưa voi Mali trở về tự nhiên hoặc khu bảo tồn. Nhưng ban quản lý sở thú cho rằng Mali đã quen với môi trường nuôi nhốt, nên rất khó để đưa trở lại, thậm chí khó sống sót trong quá trình di chuyển.
Isa Garchitorena, chuyên gia bảo vệ động vật cho biết gia đình của Mali là những người chăm sóc, các bác sĩ thú y, những tình nguyện viên và hàng triệu trẻ em Philippines đã chứng kiến nó lớn lên như ngày hôm nay.
Ngày 28/11, Thị trưởng thành phố Manila đã thông báo về việc con voi Mali qua đời ở độ tuổi gần 50, theo DM.
Thông thường, những con voi châu Á trong tự nhiên có tuổi thọ trung bình là 70 năm, hoặc 80 năm trong điều kiện nuôi nhốt. Voi châu Á là động vật xã hội sống theo đàn lên tới 100 cá thể.
Chúng được dẫn dắt bởi một con mẹ, con cái lớn tuổi nhất và giàu kinh nghiệm nhất trong đàn. Con voi Mali bị bệnh, đau ốm nhiều tháng, dù đã được bác sĩ thú y thăm khám, chữa bệnh nhưng không thể qua khỏi.
Những con voi châu Á như Mali cũng đang có nguy cơ tuyệt chủng, ước tính chỉ còn khoảng 48.000 đến 51.680 cá thể trong tự nhiên. Các mối đe dọa chính đối với voi châu Á là mất môi trường sống, săn trộm và xung đột với con người.
Ngày 31/1, cộng đồng mạng xôn xao trước hình ảnh một cây mai khổng lồ đang được rao bán ở chợ hoa TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Cây mai có tuổi đời hơn 70 năm, được chủ nhân rao bán với giá 2 tỷ đồng.
Được trưng bày giữa “rừng mai vàng” ở chợ Cà Mau, “cụ mai” 70 tuổi sừng sững với thế đứng tuyệt đẹp, chiều cao vượt trội.
Anh Nguyễn Văn Duy (42 tuổi, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) là chủ nhân của cây mai được rao giá khủng.
Chủ nhân của “cụ mai” cho biết: “Cây mai có từ đời cha tôi. Gia đình tôi không mất nhiều thời gian, công sức để chăm sóc nó.
Dáng thế, tán cây đều tự nhiên, không qua uốn nắn. Cây mai có chiều ngang 5m, cao 12m. Trọng lượng của cây bao gồm cả bồn đất là hơn 5 tấn.
Tôi phải thuê thợ bứng cây chuyên nghiệp và dùng ghe chở gạo vận chuyển cây mai từ U Minh lên TP. Cà Mau”.
Đây là năm đầu tiên anh Duy đưa mai ra bán ở chợ. Trước đó, những cây mai “có một không hai” này được anh sưu tầm, trồng ở vườn nhà.
Năm nay, từ ngày 10/12 âm lịch, anh đã chở mai từ vùng sâu U Minh ra bán ở TP. Cà Mau.
Lý giải về mức giá chào bán 2 tỷ đồng, anh Duy cười và cho biết: “Nếu người biết thưởng thức vẻ đẹp của mai vàng thì sẽ thấy 2 tỷ đồng là quá rẻ.
Năm nay kinh tế khó khăn, cây mai này mới có giá 2 tỷ, chứ như mọi năm thì phải khoảng 4 tỷ đồng trở lên”.
Chủ nhân của cây mai tiết lộ, việc định giá mai vàng dựa vào thông số của bề hoành (thân cây). Cây mai 70 năm tuổi có bề hoành hơn 130cm là rất quý hiếm.
Với số đo khủng, cây mai rơi vào tầm ngắm của nhiều đại gia. Một số người đến hỏi giá, trả 1 tỷ hoặc 1,2 tỷ nhưng anh Duy chưa bán.
Ngoài cây mai giá 2 tỷ đồng, vườn của anh Duy còn có nhiều cây mai khác trị giá hàng tỷ đồng.
Tuy nhiên, những cây lớn không thể cho thuê, chỉ có bán đi hoặc đem về nhà vun trồng, chờ mùa hoa Tết năm tới.
Bình thường, anh Duy dựa vào nghề khác để lo kinh tế gia đình. Việc trồng và bán hoa chủ yếu xuất phát từ đam mê.
Ảnh, video: Duy Tran